Thăm tặng sách giáo khoa và cây xanh cho Trường THCS – THPT Thạnh An, Cần Giờ

333

Ngày 25/08/2022, Chi bộ 2 Đảng bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM cùng Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường TP.HCM (HANE) đã có chuyến thăm Trường THCS – THPT Thạnh An, Cần giờ. Dịp này, đoàn đã trao tặng 30 chậu hoa kiểng nhằm tạo mảng xanh cho lớp học, 50 bộ sách giáo khoa cho các bé và để thư  viện cho nhiều bé khác có thể tham khảo và sử dụng. Đây là hoạt động nhằm tiếp thêm động lực cho các học sinh xã đảo Thạnh An trở lại trường sau thời gian nghỉ hè.

Chi bộ 2, Đảng bộ cơ quan UBMTTQ Việt Nam TP.HCM trao tặng sách cho đại diện các em học sinh và thư viện trường

Tại chương trình, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, ông Trần Hữu Nghĩa cho biết, để đến xã đảo ngày hôm nay nhằm thiết thực lập thành tích chào mừng Đại hội Chi bộ 2 thuộc Đảng bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ 2022 – 2025, Chi bộ 2 tổ chức ba hoạt động chính (Tổ chức trồng cây Bàng vuông tại cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM do cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 tặng; Tổ chức thăm, tặng 30 chậu cây xanh và 50 bộ sách giáo khoa cho Trường Cấp 2, 3 xã Thạnh An, Cần Giờ và tổ chức khảo sát đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố). Hôm nay, Chi bộ 2 thuộc Đảng bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM phối hợp với HANE tổ chức chuyến thăm, tặng 30 chậu cây xanh và 50 bộ sách giáo khoa cho Trường cấp 2, 3 xã Thạnh An nhằm giúp các em khó khăn có điều kiện tiếp tục đến Trường trong năm học mới, đồng thời trường cũng có thêm mảng xanh, tao không khí trong lành, mỹ quan trong khuôn viên.

“Cấp ủy Chi bộ 2 thuộc Đảng bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP.HCM đã đồng hành cùng Chi bộ, rất mong trong thời gian tới Hội tiếp tục đồng hành cùng Chi bộ nói riêng và Đảng bộ cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM nói chung trong công tác chăm lo, hỗ trợ địa phương, cơ quan, đơn vị còn nhiều khó khăn của TP.HCM.” Ông Trần Hữu Nghĩa chia sẻ.

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TPHCM trao tặng cây xanh cho đại diện nhà trường

Ông Trần Hữu Nghĩa rất mong qua buổi trao tặng cây xanh và sách giáo khoa cho Trường Cấp 2, 3 xã Thạnh An, Cần Giờ hôm nay rất mong Ban giám hiệu nhà trường đón nhận, đây là tấm lòng của Chi bộ 2 và HANE. Đồng thời, ông Trần Hữu Nghĩa cũng chúc tập thể Ban giám hiệu và thầy cô giáo của trường thật nhiều sức khỏe, tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình trên xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ.

Đại diện Trường THCS –THPT Thạnh An, ông Lê Minh Nhật, Phó Bí thư Chi bộ, Chủ tịch công đoàn trường, chia sẻ: nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương nên xã  Thạnh An đã xây mới hoàn toàn được 3 trường –  mầm non, tiểu học và Trường THCS –THPT Thạnh An. Được xây dựng từ năm 2018, với kinh phí 150 tỷ đồng, ngôi trường được xây dựng hoàn toàn mới trên mảnh đất mới với đầy đủ cơ sở  vật chất đáp ứng đầy đủ trong việc dạy và học, từ phòng âm nhạc, phòng lab, phòng y tế cho đến hồ bơi nhằm tạo điều kiện cho con em tại xã đảo Thạnh An, Cần giờ. Hiện nay trường có gần 300 em học sinh trong đó có khoảng 40 em ở ấp Thiềng Liềng và 40 cán bộ giáo viên hầu hết là người trong xã đảo và một ít giáo viên ở nơi khác đến.

Dịp này, ông Lê Minh Nhật cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến HANE và Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM đã có những lời động viên chia sẻ niềm vui đến trường cùng học sinh trường THCS –THPT Thạnh An.

Đoàn thăm quan thư viện và cơ sở vật chất Trường THCS –THPT Thạnh An

Sau khi trao tặng cây xanh Chủ tịch HANE, ông Đặng Văn Khoa cũng xúc động cho biết, HANE đã có một chuyến đi thăm ý nghĩa tại xã đảo Thạnh An nói chung và Trường THCS – THPT Thạnh An, Cần giờ nói riêng, Hội rất vui vì được góp phần cho Trường của các con thêm phần xanh sạch đẹp, mong các con cố gắng chăm học để thành những người có ích cho xã hội sau này.

Được biết, xã đảo Thạnh An có tổng diện tích khoảng 122,31 Km2. Dân số hiện nay khoảng 5.000 người, theo thống kê dân số năm thì xã Thạnh An có khoảng 4.530 người với 1.150 hộ gia đình, mật độ dân số là 34 người/km2. Người dân chủ yếu sống bằng nghề khai thác và đánh bắt thủy sản ven bờ, chăm sóc rừng và làm muối, 5 năm gần đây người dân tập trung vào việc chuyển đổi mô hình nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là con Hàu và xã Thạnh An cũng là xã đầu tiên trong việc chuyển đổi qua nuôi Hàu. Ngoài ra, người dân còn biết phát triển du lịch mô hình nhỏ đó là làm nhà nghỉ và khai thác loại nhà hàng nhỏ trên mấy bè nuôi Hàu để cho khách đến tham quan và lưu trú lại trên đảo, nhờ đấy mà kinh tế người dân trên đảo cũng phát triển hơn.

Kim Yến

Chia sẻ