Đại hội ngành Nhựa – Hướng đến sản xuất xanh

870

Các doanh nghiệp đang hướng đến thay đổi để thích nghi với những thách thức lớn của ngành nhựa hiện nay là tạo ra những sản phẩm thân thiện môi trường, như nhựa tái chế, nhựa sinh học, nhựa tái sử dụng.

các sản phẩm làm từ thiên nhiên của công ty IGEEN

Vừa qua,  Hiệp hội nhựa Việt Nam đã tổ chức đại hội nhiệm kỳ VII (2023-2028) để tổng kết 5 năm hoạt động và bầu ra Ban chấp hành nhiệm kỳ mới, đề ra phương hướng hoạt động cho hiệp hội thời gian tới.

Ban chấp hành nhiệm kỳ VII – Hiệp hội nhựa

Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, ngành nhựa hiện có 4.000 doanh nghiệp, trong đó 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu tại khu vực phía Nam. Tổng doanh thu ngành nhựa đạt trên 25 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 22%. Các doanh nghiệp nhựa Việt Nam có thể sản xuất đầy đủ các chủng loại sản phẩm nhựa phục vụ cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đến nay, sản phẩm nhựa Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới và có mặt khắp các thị trường khó tính như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Ý, Hà Lan…

Trước thách thức đang phải đối măt hiện nay, Chính phủ sẽ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho ngành nhựa nhằm thúc đẩy sản xuất, đầu tư và xuất khẩu; đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất nhựa thực hiện các quy định về môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm ngành nhựa để bảo vệ nhà sản xuất Việt Nam và người tiêu dùng.

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trong ngành nhựa đã hướng đến nghiên cứu và phát triển sản xuất cho ra các sản phẩm phân hủy sinh học 100% compostable & Biodegradabe, thân thiện với môi trường. Tại đại hội công ty IGREEN đã có nhiều sản phẩm được trưng bày làm từ vỏ trấu, bả mía,  tinh bột mì, tinh bột sắn tùy vào từng công nghệ phun, ép mà cho ra nhiều sản phẩm muỗng, nĩa, dao, ly, hay khay, hộp, dĩa và các vật dụng thông thường khác như màng film sinh học, túi mua sắm, túi hột xoài, túi đựng rau củ quả, túi đựng rác, màng bọc thực phẩm, bao bì dẻo, găng tay ..sinh học phân hủy hoàn toàn. Các sản phẩm được làm từ hạt nhựa phân hủy sinh học của IGreen sau khi sử dụng được ủ cùng với rác hữu cơ khác, do tác động của vi sinh vật có trong tự nhiên sẽ tiêu hóa vật liệu thành nước, CO2 và mùn hữu cơ trong vòng 180 ngày trong môi trường chôn ủ phân phù hợp (composting facilities). Phân mùn hữu cơ sẽ hòa tan các chất dinh dưỡng có giá trị vào đất, hỗ trợ sự sinh trưởng của cây trồng. Cây trồng mới sẽ phát triển và vòng đời sản phẩm được tái sinh.

vòng đời của sản phẩm nhựa phân hủy sinh học

Theo Ông Võ Tân Thành, phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho biết ngành nhựa là ngành thiết yếu và là một trong 10 ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển vì tốc độ phát triển cao trong những năm gần đây.

Ông Thành nói thêm “Với các chính sách mới liên quan đến kinh tế tuần hoàn hay phát triển bền vững, ngành nhựa trong thời gian tới sẽ đối diện nhiều thách thức cũng như cơ hội mới. Các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị đưa ngành nhựa Việt Nam đến các sản phẩm thân thiện môi trường”,

Thời gian tới, Hiệp hội nhựa Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh đào tạo chuyên ngành, tăng cường giao lưu kết nối giữa các doanh nghiệp, tổ chức các hội thảo chuyên đề về nguyên liệu mới, công nghệ mới. Đồng thời, xây dựng và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, quảng bá sản phẩm đến các quốc gia trên thế giới.

Theo Bà Huỳnh Thị Mỹ – Tổng thư ký hiệp hội nhựa đã nhận định rõ ràng tại đại hội “Muốn đi kịp thế giới thì chúng ta phải hướng đến công nghệ tái chế, công nghệ tái tạo có trong tự nhiên, đẩy mạnh công nghệ sinh thái, chúng ta phải tận dụng các phế phẩm mà Việt Nam chúng ta dồi dào nguyên liệu như vỏ trấu, bả mía, cà phê để góp phần bảo vệ môi trường và hướng đến một môi trường phát triển bền vững”

Tại hội nghị, ông Hồ Đức Lam- Chủ tịch Hiệp hội Nhựa nhiệm kỳ mới cho biết ngành nhựa thế giới và Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều thách thức trong những năm tới, nhưng cũng có nhiều cơ hội để phát triển. Sự chuyển đổi sang các sản phẩm thân thiện với môi trường và tăng cường nghiên cứu, phát triển công nghệ mới giúp ngành nhựa thế giới và Việt Nam đáp ứng được nhu cầu thị trường, giảm thiếu tác động xấu đến môi trường.

Kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam hiện nay là những hiệp định thương mại, trong đó Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – châu Âu (EVFTA) giúp thuế quan của hầu hết các sản phẩm nhựa xuất khẩu vào thị trường châu Âu được gỡ bỏ. Đây là một lợi thế để gia tăng sản lượng sản phẩm nhựa xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam với một thị trường quan trọng.

 

Chia sẻ